Bài học tử kiểu kinh doanh mô hình cà phê nhượng quyền
Cuối cùng, bài toán kinh doanh thành công chưa bao giờ có một lời giải dễ dàng nhưng kinh doanh luôn cần phải có sự khác biệt và vững chắc.
Hiện nay, hình thức kinh doanh quán cà phê, quán ăn khi mua lại quyền thương hiệu đã không còn mới lạ trên thị trường. Chỉ cần bỏ ra một khoảng chi phí, bạn mua lại thương hiệu trong và ngoài nước và bắt đầu đầu tư kinh doanh. Thế nhưng, kinh doanh mô hình cà phê nhượng quyền cũng giống như con dao hai lưỡi khiến nhiều nhà đầu tư tay trắng. Vậy đâu là bài học kinh doanh được rút ra khi kinh doanh mô hình cà phê nhượng quyền?
Những năm gần đây, mô hình kinh doanh cà phê nhượng quyền xuất hiện rất nhiều ở các thành phố lớn đã không còn trở nên xa lạ. Chủ một quán cà phê đã cho biết rằng: Mở quán cà phê mặt bằng rộng khoảng 35 – 40m2, chi phí chuyển nhượng trong nước tầm 55 – 65 triệu đồng để mua lại thương hiệu đang phát triển. Trong đó, 10 triệu đồng là tiền mua lại thương hiệu và số dư còn lại để công ty xây dựng một cơ sở mới trong chuỗi thương hiệu.
Chi phí đầu tư
Giá thuê mặt bằng kinh doanh mỗi tháng vào khoảng 8 – 10 triệu đồng. Tiền thuê nhân sự từ 2- 3 người mất khoảng 5- 6 triệu/ mỗi tháng. Tính thêm các chi phí phát sinh ra thì mỗi tháng dự trù con số phải chi trả cho mọi dịch vụ chiếm tổng khoảng 20 triệu đồng.
Doanh số bán hàng mỗi ngày của cửa hàng bạn phải từ 100 – 200 ly cà phê. Bạn có thể kinh doanh thêm các loại bánh ngọt, đồ ăn vặt để khách hàng lựa chọn ăn kèm làm cho doanh số bán hàng tăng lên. Lợi nhuận sẽ tăng gấp đôi và sau 4 – 6 tháng bạn có thể thu lại vốn.
Tuy nhiên, không phải ai kinh doanh mô hình chuyển nhượng này cũng đều thành công và thu hút được khách hàng mặc dù chi phí đầu tư bỏ ra giống hệt nhau. Đôi khi, hình thức kinh doanh này giống như con dao hai lưỡi cho cả người chủ sáng lập thương hiệu lẫn người đầu tư mua lại.
Chết trùm
Khi tạo dựng thương hiệu các doanh nghiệp sẽ hướng tới xây dựng một chuỗi các cửa hàng theo một hệ thống . Người sáng lập không còn trực tiếp quản lý các cửa hàng nhựa quyền như trước nữa thay vào đó mức độ kiêm soát không được kỹ lưỡng như trước. Nếu như khi các nhà đầu tư khi mua lại quyền thương hiệu kinh doanh tốt, có chiễn lược phát triển cụ thể thì thương hiệu ấy sẽ ngày càng phát triển.
Thế nhưng, trong chuỗi các cửa hàng kinh doanh có vài cửa hàng kinh doanh thất bại làm mất uy tín khách hàng, dẫn tới đóng cửa thì sẽ ảnh huởng đến danh tiếng thương hiệu. Thời đại công nghệ số, truyền thông, mạng xã hội phát triển mạnh thì những bê bối như vậy khó tránh được sự tác động dư luận.
Hình thức kinh doanh dập khuôn
Đặc thù quán cà phê kinh doanh mô hình chuyển nhượng là giá bình dân, không quá sa sỉ. Vậy nên, đôi khi, hình thức kinh doanh của các cửa hàng sẽ giống nhau, không tạo được điểm nhấn ở từng cơ sở khác nhau.
Khách hàng sẽ có tâm lý nhàm chán khi hình thức kinh doanh tại các cơ sở không có sự khác biệt. Trên thị trường, các quán cà phê mở ra mỗi ngày một nhiều nên sức cạnh tranh ngày một tăng lên. Vì vậy, mỗi cửa hàng khi mua lại nhượng quyền thương hiệu cần phải có những hình thức kinh doanh sáng tạo, thu hút khách hàng. Nên chọn một địa điểm lý tưởng, đông dân cư, ở vị thếđộc tôn để thu hút khách hàng quanh khu vực đấy. Cần tạo dựng những chương trình khuyến mại mới lạ, độc đáo trên từng cơ sở để mỗi ngày khách hàng có sự lựa chọn phong phú hơn.
Cuối cùng, bài toán kinh doanh thành công chưa bao giờ có một lời giải dễ dàng nhưng kinh doanh luôn cần phải có sự khác biệt và vững chắc.
Leave a Reply