Những bí quyết kinh doanh của ông chủ Wal-Mart
Hãy đi theo cách khác. Hãy bỏ qua những cái thông thường. Nếu mọi người đều đi theo một hướng, thì đó rất có thể là cơ hội tốt để bạn tìm ra thị trường ngách cho mình bằng cách đi theo hướng khác hẳn với mọi người.
Sinh ra ở một vùng quê nghèo tại Missouri (Mỹ) trong cuộc Đại suy thoái, Sam Walton đã vươn lên trở thành ông chủ của tập đoàn bán lẻ số 1 thế giới – Wal-Mart. Dưới đây là 10 bí quyết tạo thành công trong kinh doanh của ông. Cùng kinhdoanhnhahang.vn tìm hiểu ngay nhé!
ông chủ wal mart
Sam Walton – Ông chủ của Walmart.
1. Tâm huyết với hoạt động kinh doanh của mình
Tôi tin vào hoạt động kinh doanh của mình hơn bất cứ ai. Tôi nghĩ, tôi đã vượt qua được mọi khiếm khuyết của chính mình nhờ vào khát khao tuyệt đối mà tôi dành cho công việc của mình.
Tôi không biết bạn sinh ra đã được thiên phú cho khát vọng như vậy, hay bạn cần phải học để có được khát vọng đó, song điều tôi chắc chắn là bạn cần cái đó.
Nếu như bạn yêu công việc của mình, thì bạn sẽ luôn dành tâm trí cho nó và cố gắng hết mình để công việc tiến triển tốt hơn.
2. Chia sẻ lợi nhuận với tất cả nhân viên và đối xử với họ như là những đối tác
chia sẻ doanh thu
Chia sẻ lợi nhuận và đối xử với nhân viên như đối tác giúp họ làm việc hăng say và cống hiến hết khả năng của mình.
Khi ăn chia sòng phẳng và đối xử tốt với tất cả mọi người, thì họ cũng đối xử với bạn như là một đối tác, đồng thời họ sẽ làm việc hăng say và cống hiến hết khả năng của mình.
Trong khi duy trì sự kiểm soát đối với doanh nghiệp, bạn luôn cần đối xử chan hòa với mọi người như trong quan hệ đối tác. Nên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người tham gia vốn vào công ty.
Đây là điều đem lại hiệu quả rất cao cho doanh nghiệp mà nhiều công ty không mấy quan tâm.
3. Tạo động lực cho nhân viên của mình
tạo động lực cho nhân viên
Có những thước đo rõ ràng và công minh để tạo động lực cho nhân viên.
Tiền bạc và góp vốn là chưa đủ. Là người quản lý, bạn phải luôn sáng tạo ra những cách thức mới và thú vị hơn để tạo động lực và thách thức đối với nhân viên của mình.
Hãy đề ra các mục tiêu cao để tạo ra môi trường cạnh tranh, đồng thời có những thước đo rõ ràng và công minh.
Bạn cũng nên thay đổi công việc của những người quản lý dưới quyền để họ luôn cố gắng trước những thách thức mới. Cố gắng để mọi người không đoán được việc điều hành sắp tới của bạn.
4. Giao tiếp với nhân viên của mình về mọi thứ có thể
Nhân viên càng biết nhiều, thì họ càng hiểu rõ công việc. Họ càng hiểu, thì họ sẽ càng cẩn thận hơn, có trách nhiệm hơn với công việc.
Nếu bạn cho rằng, nhân viên không nhận thức được việc họ đang làm, thì họ sẽ nghĩ bạn không thật sự coi họ như đối tác. Thông tin là sức mạnh và bạn cần tạo môi trường để có được càng nhiều thông tin từ nhân viên của mình càng tốt.
5. Ghi nhận và khen ngợi mọi đóng góp của nhân viên đối với doanh nghiệp
Chúng ta ai cũng muốn được đánh giá tốt về cái mình làm cho tập thể, đặc biệt là đối với những việc mà mình cảm thấy thật sự có ý nghĩa. Như vậy, với những khích lệ kịp thời và đúng chỗ, nhân viên cảm thấy thỏa mãn và luôn tâm huyết với công việc của doanh nghiệp.
6. Không bi quan
Khi kết quả hoạt động không được như mong muốn, hãy nghĩ ra yếu tố hài hước nào đó trong sự thất bại của mình. Không nên làm vấn đề trở nên nghiêm trọng. Khi bạn không bi quan với thất bại của doanh nghiệp, thì nhân viên cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn và vững tâm hơn để hướng tới những thành công sau đó.
7. Lắng nghe mọi người trong công ty và biết cách để mọi người cởi mở trong giao tiếp với bạn
lắng nghe nhân viên
Tạo bầu không khí thoải mái và biết cách lắng nghe nhân viên.
Người ta thường muốn nói và nói hăng say về những gì họ biết rõ, chính vậy, bạn nên nắm bắt tâm lý, đặc điểm và thế mạnh của mỗi người để gợi mở và tạo bầu không khí giao tiếp vui vẻ, thoải mái. Từ những cuộc giao tiếp đó, bạn tạo ra được mối quan hệ đối tác thân mật, nắm bắt được công việc, có thêm nhiều thông tin bổ ích cho hoạt động của doanh nghiệp.
8. Không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Để gây ấn tượng và cuốn hút khách hàng, hãy dành cho khách hàng những gì họ muốn và tạo ra một chút gì đó vượt quá kỳ vọng của họ. Hãy cẩn thận và chu đáo với tất cả những gì mình làm cho khách hàng.
Hai chữ rất quan trọng và đã thành khẩu hiệu của Wal-Mart một thời là “Satisfaction Guaranteed” (Đảm bảo thỏa mãn nhu cầu khách hàng). Đó chính là nét tạo ra sự khác biệt cho Wal-Mart.
9. Kiểm soát chi phí tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh
Đó thật sự là một lợi thế cạnh tranh. Trong suốt mấy thập kỷ hoạt động kinh doanh và được coi là tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, thì tỷ lệ chi phí/doanh số bán hàng của Wal-Mart cũng luôn ở mức thấp nhất.
Bạn có thể mắc phải nhiều sai lầm song vẫn phục hồi và phát triển được nếu hoạt động của bạn có hiệu quả. Hoặc bạn có thể có tiềm lực khá mạnh song vốn cụt dần nếu hoạt động của doanh nghiệp bạn rất không hiệu quả.
10. Bơi ngược dòng
Hãy đi theo cách khác. Hãy bỏ qua những cái thông thường. Nếu mọi người đều đi theo một hướng, thì đó rất có thể là cơ hội tốt để bạn tìm ra thị trường ngách cho mình bằng cách đi theo hướng khác hẳn với mọi người.
Leave a Reply