Tư vấn kinh doanh quán sinh tố cách làm nước ép từ A đến Z

Khảo sát xem quanh khu vực đó có bao nhiêu quán đồ uống hay quán sinh tố – nước ép đã được mở ra chưa? Lượng khách hàng tới quán đạt ở mức độ nào?

Trên thị trường, các nhà đầu từ đua nhau mở ra các nhà hàng, quán cà phê lớn nhỏ mà ít ai nghĩ tới sẽ đi theo hướng mới là mở nước ép hoa quả tốt cho sức khỏe người dùng. Do nhu cầu ăn uống càng ngày càng thanh đạm, giảm cân để luôn giữ được vóng dáng, chống các bệnh ung thư thì dường như những loại đồ uống pha chế từ hoa quả lại chiếm vị trí độc tôn. Tư vấn – nước ép hoa quả từ A đến Z sẽ giúp bạn có một hướng đi mới trên con đường kinh doanh.

1. Danh sách cần chuẩn bị

– Vốn: Do mô hình là kinh doanh nhỏ nên số vốn ban đầu cần chuẩn bị từ 20 -25 triệu đồng. Nếu bạn muốn không gian quán khang trang hơn thì sẽ chuẩn bị thêm 40- 50 triệu đồng. Thêm 5 – 10 triệu đồng tiền vốn xoay vòng trong 3 tháng đầu tiên.

– Trang thiết bị:

+Bàn ghế nhựa : 6 cái bàn và 30 cái ghế giá tầm 2 triệu.

+Một tủ đựng đồ giá khoảng 3 triệu ~ 5 triệu.

+2 máy xay sinh tố giá cũng 300 ~ 400k. Nên mua những loại máy tốt, có thương hiệu để xác định dùng lâu dài.

+1 Máy ép cũng cỡ 1-2 triệu

+Thùng đựng đá : 2 thùng xốp, 1 thùng đựng trái cây khoảng 50 nghìn/1 thùng.

– Chi phí cố định khi mở cửa hàng

+ Đèn điện 50 nghìn/ ngày

+ Trái cây mua tại chợ : 300 nghìn/ ngày( bơ, dâu, cà chua, mãng cầu, hồng xiêm,….).

+ Ly nhựa, ống hút khoảng 200 nghìn (dùng được 3 ngày/lần)

+ Đá bào : 10 nghìn , Đá bi :20 nghìn / ngày/buổi.

– Nhân viên: Thuê cố định 2 người. 1 người pha chế tại quần, 1 người order đồ uống cho khách.
Tư vấn kinh doanh quán sinh tố – nước ép từ A đến Z

Sinh tố – nước ép là loại đồ uống thanh đạm, tốt cho sức khỏe mọi người.

– Địa điểm:

Thuê mặt bằng tại các địa điểm gần các trường học đành mạnh vào đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên vì giá cả đồ uống phải chăng với mức thu nhập của họ. Khảo sát xem quanh khu vực đó có bao nhiêu quán đồ uống hay quán sinh tố – nước ép đã được mở ra chưa? Lượng khách hàng tới quán đạt ở mức độ nào?

– Kinh nghiệm kinh doanh :

– Kinh doanh khoảng 2 tháng mà thấy khách ít thì tìm địa điểm khác đi nhé.

-Quán mới mở thì cần phải phát tờ rơi nhỏ có kèm khuyến mãi gì đó sẽ thu hút hơn, không thì tạo fanpage, đăng status PR,…

-Lúc mở thì nên dự trù khoảng 3 hay 4 địa điểm tốt để có thể chuyển sang địa điểm khác khi kinh doanh 1-2 tháng mà không ổn.

-Thời gian quan sát : 6h30- 7h30 sáng , trưa từ 11h- 12h 30, tối thì 7h-8h 30.

-Nếu bạn thuê mặt bằng thì khoảng 3 triệu ~ 4 triệu /tháng.

-Nên kết hợp nhận đặt hàng và giao hàng tận nơi để mở rộng được đối tượng khách

-Lời nhất vẫn là : trà chanh, cafe, nước dầm sấu, nước me chua, nước mơ,… bạn có thể bán kết kợp để tăng lợi nhuận

– Chuẩn bị sẵn tâm lý:

Kinh doanh này chỉ mang tính thời vụ, rất dễ đi xuống cho nên phải vừa kết hợp món độc lạ vừa phải bán già mềm để hút khách quen. Chứ có nhiều chỗ mới mở chừng 1 thời gian là lời nhiều lắm sau đó phải đóng cửa chỉ đơn giản là vì người khác thấy bạn kiếm ăn được người ta sẽ mở ra để cạnh tranh với bạn đấy.
2. Nguồn nguyên liệu trái cây
Tư vấn kinh doanh quán sinh tố – nước ép từ A đến Z

Nguồn nguyên liệu trái cây cần nhập ở những chợ đầu mối đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn.

Trái cây mua tại các chợ đầu mối thì sẽ có giá thành sản phẩm thấp nhất, tận gốc. Trái cây nên chọn những loại quả mới được hái từ vườn, để khi mua về cho vào tủ lạnh sẽ bảo quản trong thời gian lâu hơn. Một số địa chỉ để mua trái cây rẻ như:

1. Chợ Long Biên (Hà Nội)
Chợ đầu mối trái cây Long Biên nằm ở một vị trí thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa và rất gần trung tâm Thủ đô Hà Nội ( phường Phúc Xá, quận Ba Đình). Chợ Long Biên họp về đêm, bất kể trời nắng hay mưa, cứ đến 22 giờ là chợ bắt đầu hoạt động. Trên đoạn đường đê Trần Nhật Duật, hàng chục chiếc xe chở đầy ắp hàng hóa (nhiều nhất là trái cây các loại) liên tục đổ hàng xuống chợ để chuẩn bị cho một cuộc mua bán, mối lái… nhận, giao hàng tiếp tục chuyển đi nơi khác tiêu thụ.
Trái cây ở chợ Long Biên rất nhiều chủng loại, từ: Thanh Long, cam, quýt, bưởi, mãng cầu (quả na), mít, dứa, nhãn, vải, dưa hấu… Mỗi ngày, lượng hàng hóa trái cây và nông sản vận chuyển đến chợ từ 250 đến 300 tấn.

2. Chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM)
Chợ đầu mối trái cây Thủ Đức nằm ở phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, ngay cửa ngõ phía Đông TP.Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Đông, miền Trung và Tây Nguyên. Đây là chợ đầu mối nông sản thực phẩm và trái cây lớn nhất ở TPHCM.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *