15 sai lầm nhớ đời của các nhà đầu tư mạo hiểm trên thế giới
Nhà đầu tư John Greathouse từng bỏ qua cơ hội đầu tư vào dịch vụ gọi xe Uber cũng như lắng nghe trình bày từ nhà sáng lập Travis Kalanick, với lý do: “Tôi nghĩ chẳng có ai muốn dùng dịch vụ này, trừ mấy người sống ở các thành phố chuyên về công nghệ như San Francisco hay Austin”.
Vì chủ quan và kiêu hãnh, nhiều nhà đầu tư đã để vuột mất những cơ hội ngàn năm có một.
Trong thế giới khởi nghiệp, những nhà đầu tư mạo hiểm (Venture Capitalist – VC) thường được xem là những con “sói già” lão luyện, có khả năng đánh hơi thấy những cơ hội kinh doanh tỷ đô trước mọi người khác. Tuy nhiên, có không ít lần ngay cả những VC khôn ngoan nhất cũng bỏ lỡ những cơ hội ngàn năm mới có một, chủ yếu là do để cái nhìn chủ quan lấn át suy nghĩ thấu đáo, từ đó dẫn tới những quyết định sai lầm. Dưới đây là 16 bài học đáng nhớ về những cơ hội vàng đã từng bị các VC bỏ qua.
1. Airbnb
Tỷ phú Chris Sacca từng bỏ qua cơ hội đầu tư vào dịch vụ cho khách du lịch thuê nhà tạm thời Airbnb vì nghĩ rằng loại hình dịch vụ này nghe có vẻ “quá nguy hiểm”. Một quỹ đầu tư khác là Union Square Ventures cũng bỏ qua Airbnb vì “ai lại muốn nằm ngủ trên đệm ở sàn phòng khách nhà người khác?”. Lãnh đạo Fred Wilson của Union thú nhận: “Chúng tôi chỉ nghĩ tới những gì Airbnb đang làm lúc đó mà không tính tới những gì họ có thể làm được về sau này”.
Theo các tin tức gần đây nhất vào tháng 6-2016, Airbnb đang có mức định già là 30 tỷ USD.
2. Amazon
Quỹ đầu tư mạo hiểm OVP Venture Partners từng thỏa thuận với việc mua lại 20% cổ phần của Amazon với giá 2 triệu USD. Đây không phải là một giá quá tồi, vì lúc đó doanh thu của Amazon mới đạt 4 triệu USD. Tuy nhiên, đến giờ chót thì một VC khác là John Doerr đã nhảy vào với lời đề nghị trả 8 triệu USD cho cùng số cổ phần đó. Dĩ nhiên là với mức giá thấp hơn đến 4 lần, OVP đã không thành công trong thương vụ này. Trên website của quỹ, ban lãnh đạo OVP viết: “Để trả đũa, chúng tôi chỉ mua sách ở Barnes & Noble”.
Trong năm 2015, Amazon đạt doanh thu 107 tỷ USD, và hiện có giá trị vốn hóa thị trường là 404 tỷ USD.
3. Apple
Quỹ Bessemer Venture Partners (BVP) từng có cơ hội mua cổ phiếu Apple trước khi hãng này IPO. Lúc đó, Apple mới được định giá 60 triệu USD. Tuy nhiên, BVP đã bỏ qua cơ hội này vì cho rằng “giá đắt một cách vô lý”.
Ngày nay, giá trị vốn hóa thị trường của Apple là 614 tỷ USD.
4. Dropbox
Tỷ phú Chris Sacca lại một lần nữa có mặt trong danh sách này, khi ông bỏ qua dịch vụ chia sẻ file Dropbox vì thích dùng Google Drive. Ông đã nói với những nhà sáng lập Dropbox rằng: “Google sẽ nghiền nát các bạn”.
Hiện tại, Dropbox đang có mức định giá tầm 10 tỷ USD, với khoảng 500 triệu người sử dụng.
5. eBay
Quỹ BVP đã bỏ qua cơ hội đầu tư vào chợ điện tử eBay vì cho rằng chợ này chỉ phục vụ những ai có thú vui khác người. Lãnh đạo David Cowan của BVP cho biết khi đó ông đã nghĩ: “Mua bán tem? Xu? Truyện tranh cũ? Họ đang đùa à? Lập tức bỏ qua thôi”.
Ngày nay, eBay đang có giá trị vốn hóa gần 36 tỷ USD, với doanh thu 8,6 tỷ USD trong năm 2015.
6. Facebook
Năm 2004, lãnh đạo Jeremy Levine của BVP đã vô cùng khó chịu khi ông cứ bị một chàng sinh viên đeo bám liên tục trong một buổi tiệc cuối tuần. Anh chàng này không ngừng tìm cách thuyết phục ông đầu tư vào một mạng xã hội mà anh và vài người bạn mới thành lập vài tháng trước đó. Quá bực mình, Levine đã hét lên: “Này cậu trẻ, cậu đã nghe nói về Friendster chưa? Chấp nhận đi. Dự án của cậu thua rồi”.
Chàng sinh viên năm ấy là Eduardo Saverin, và công ty đó chính là Facebook. Ngày nay, Facebook có giá trị vốn hóa gần 371 tỷ USD, với 1,7 tỷ người dùng trên khắp thế giới.
7. Google
Một lần nữa, BVP lại “vinh dự” góp mặt trong danh sách này. Hồi Google mới thành lập năm đầu tiên, những nhà sáng lập của hãng đã thuê lại gara ôtô từ một người bạn của David Cowan, lãnh đạo BVP. Người bạn này đã cố giới thiệu về Google cho Cowan, nhưng ông chả buồn quan tâm vì cho rằng chỉ có vài chàng sinh viên thì làm sao xây dựng nổi dịch vụ tìm kiếm. Cowan đã đáp lại: “Làm sao tôi có thể đi ra khỏi nhà cô mà khỏi cần lại gần cái gara đó?”.
Ngày nay, từ Google đã được đưa vào các tự điển tiếng Anh Oxford và Merriam-Webster với ý nghĩa “tìm kiếm”.
8. GoPro
Khi Chris Sacca nghe xong lời giới thiệu về công ty sản xuất camera bỏ túi GoPro, ông đã gạt đi cơ hội đầu tư với lý do: “Làm sao mà họ cạnh tranh nổi với mấy công ty ở Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc”.
Trong năm 2015, doanh thu của GoPro đạt 1,62 tỷ USD, và hiện hãng có giá trị vốn hóa 2,4 tỷ.
9. Pinterest
Khi nhận được email từ nhà sáng lập mạng xã hội Pinterest là Ben Silbermann, Chris Sacca đã đợi tới … 2 năm mới trả lời lại. Một nhà đầu tư khác là Kevin Rose thì từng được Silbermann rủ đầu tư vào Pinterest với mức định giá khi đó là 5 triệu USD. Rose đã bỏ qua cơ hội này vì “định giá như vậy là quá cao”.
Ngày nay, Pinterest đang được định giá 11 tỷ USD.
10. PayPal
David Cowan và BVP bỏ qua cơ hội đầu tư vào dịch vụ thanh toán PayPal vì nghĩ rằng đội ngũ sáng lập quá non trẻ và PayPal sẽ gặp hàng loạt rắc rối về pháp lý.
Ngày nay, PayPal có giá trị vốn hóa hơn 48 tỷ USD, và xử lý khối lượng giao dịch lên tới 282 tỷ USD trong năm ngoái.
11. Salesforce
Nhà đầu tư Ron Conway từng bỏ qua cơ hội đầu tư vào Salesforce lúc dịch vụ phần mềm bán hàng này còn được định giá 30 triệu USD vì ông nghĩ rằng như vậy là quá cao.
Hiện nay, giá trị vốn hóa của Salesforce là 46 tỷ USD.
15 sai lam nho doi cua cac nha dau tu mao hiem
Trước cửa trụ sở của Snapchat. Ảnh: cnbc.com
12. Snapchat
Chris Sacca từng bỏ qua cơ hội gặp gỡ các nhà sáng lập mạng xã hội Snapchat vì ông không tin rằng Snapchat “có thể tiến hóa nổi”.
Snapchat hiện được định giá 18 tỷ USD, và đang chuẩn bị IPO với kỳ vọng đạt giá trị vốn hóa là 25 tỷ.
13. Starbucks
Khi CEO Howard Schultz của Starbucks đến gặp quỹ OVP vào cuối những năm 1980 với ý tưởng bán cà phê giá 2 đô / ly thay vì 25 xu như những người khác vẫn hay làm vào thời bấy giờ, ban lãnh đạo của OVP đã “lắng nghe một cách lịch sự, sau đó cười lăn lộn khi ông ta rời phòng”, theo lời kể lại của họ.
Ngày nay, Starbucks có giá trị vốn hóa gần 78 tỷ USD, và đang có bán dòng cà phê cao cấp với giá 10 USD / ly.
14. Tesla
Lãnh đạo Byron Deeter của BVP đã đóng tiền cọc đặt mua một chiếc xe hơi điện Tesla, nhưng không muốn đầu tư vào công ty này vì cho rằng họ thua lỗ quá nhiều: “Đó là lựa chọn có lợi cho cả đôi bên: tôi thì có xe tốt, còn mấy nhà đầu tư khác mới là người trả tiền”.
Hiện tại, Tesla có giá trị vốn hóa gần 30 tỷ USD, và đạt doanh thu hơn 4 tỷ trong năm 2015.
15. Uber
Nhà đầu tư John Greathouse từng bỏ qua cơ hội đầu tư vào dịch vụ gọi xe Uber cũng như lắng nghe trình bày từ nhà sáng lập Travis Kalanick, với lý do: “Tôi nghĩ chẳng có ai muốn dùng dịch vụ này, trừ mấy người sống ở các thành phố chuyên về công nghệ như San Francisco hay Austin”.
Hiện nay, Uber đang được định giá 68 tỷ USD, và có 16 triệu người sử dụng hàng tháng chỉ riêng ở Mỹ.
Leave a Reply