Làm thế nào để khai thác sức mạnh từ câu chuyện của thương hiệu
Cuối cùng, câu chuyện thương hiệu của bạn nên là cốt lõi trong tất cả các nỗ lực tiếp thị của nhà hàng trong tương lai.
Ban đầu nó là một đứa trẻ yên lặng. Đọc rất nhiều sách. Đó là những miêu tả của anh trai ông về ông, rằng nó không được “tài năng” cho lắm. Mẹ ông mất khi ông còn ở tuổi thiếu niên, từ đó ông bắt đầu học cách nấu ăn – nhưng không phải những món mà ông nấu bây giờ.
Mỗi nhà hàng đều có 1 câu chuyện, nhưng bạn có biết cách để biến câu chuyện đó thành cách thúc đẩy nhà hàng của mình?
Tình yêu đầu tiên của ông là dành cho bánh mì, mặc dù từ tình yêu có vẻ không phù hợp cho lắm. Nó giống như một nỗi ám ảnh hơn. Khi tốt nghiệp đại học, ông đã chuyển ngay đến Los Angeles để làm việc với nhà tiên phong trong ngành bánh mì, Nancy Silverton tại tiệm bánh nổi tiếng, đăng cấp thế giới của bà, tiệm bánh La Brea. Sau khi xin việc tại đó, ông đã may mắn và được nhận vào. Theo cách mà ông nói, rằng khi đó ông thực sự “không có tài năng gì cả”. Chính vì sự bất tài đó, ông đã quên thêm muối vào lô 1.300lb bột hương thảo. “Tôi nhớ mình nhìn vào lò nướng, chiếc bánh phồng lên rồi sau đó như đã đạt đến cao trào của buổi hòa nhạc, cả chiếc bánh bắt đầu xẹp xuống như một chiếc pizza”. Và không cần nói cũng biết, ông đã bị sa thải.
Sự nghiệp bắt đầu một cách thảm họa này là của Dan Barber, và nó đã được kể lại trong seri chương trình Chef’s Table của Netflix. Từ một anh chàng quay cuồng với công việc làm bánh, Barber đã làm việc cho nhiều nhà hàng, viết bài cho các trang thực phẩm và chính sách nông nghiệp, cũng như chiến thắng nhiều giải thưởng như Best Chef: New York City, Outstanding Chef và Top Chef của Quỹ James Beard (Jame Beard Foundation), thậm chí ông còn tự xuất bản một cuốn sách có tên The Third Plate.
Nghe ông kể lại câu chuyện từ những ngày bắt đầu của mình từ vị trí hiện tại mà ông đang có (là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất thời đại) là một việc rất thú vị. Bởi hai lý do. Đầu tiên, ông nổi tiếng là một đầu bếp hay quên cho những nguyên liệu quan trọng cơ bản như muối vào món ăn và thứ hai là ông đã từng bị một trong những tiệm bánh nổi tiếng nhất trên thế giới sa thải.
Vấn đề ở đây là: ai là người không thích một câu chuyện về sự trở lại và tỏa sáng chứ? Một câu chuyện cổ tích? Hay câu chuyện về cặp vợ chồng trẻ cùng bỏ việc để bắt đầu quán bar của riêng mình? Tất cả chúng ta đều yêu thích những câu chuyện cổ tích về thành công – và câu chuyện của một người cực kỳ thành công là một câu chuyện tốt, dù bạn tốt nghiệp rồi bắt đầu bằng một xe tải thức ăn, hay bỏ công việc mà bạn ghét để theo đuổi lý tưởng của mình.
Dưới đây là cách mà bạn có thể tìm ra câu chuyện thương hiệu của mình và làm thế nào bạn có thể sử dụng nó để thúc đẩy nhà hàng của mình.
Tại sao bạn nên quảng bá cho nhà hàng của mình bằng câu chuyện thương hiệu?
Một câu chuyện hay sẽ giúp bạn có được một lượng khách hàng đáng kể.
Tiếp thị (marketing) một cách tuyệt vời tốt hơn nhiều so với việc bạn viết một tiêu đề hấp dẫn hay phát đi phát lại các quảng cáo. Vấn đề ở đây là bạn cần tạo ra thương hiệu từ sự đồng cảm hay còn gọi là tiếp thị đồng cảm. Và kể chuyện là cách tốt nhất để làm điều này.
Khi chúng ta đọc những câu chuyện, bộ não của chúng ra không chỉ tưởng tượng ra chúng mà nó còn tiết ra oxytocin – hormone tình yêu – thứ được kích hoạt bởi các tương tác cảm xúc. Trong nghiên cứu tham chiếu ảnh hưởng giữa tâm trạng và các câu chuyện, nhà nghiên cứu Paul Zak của đại học Claremont Graduate, California cũng đã giải thích rằng: “Chúng ta đọc những câu chuyện và cảm thấy như nó đang xảy ra với chính mình. Và lo lắng cho các nhân vật cũng như với những người trong gia đình mình”.
Điều đó có ý nghĩa gì với bạn? Nó có nghĩa rằng khách hàng không chỉ coi nhà hàng của bạn như một nơi để thỏa mãn cơn đói của họ, mà nhà hàng của bạn còn có thể trở thành đại diện cho một cuộc đấu tranh và biểu tượng cho sự chiến thắng từ sự kiên trì của một cá nhân và đầy tính nhân văn. Vì vậy, họ trở nên bị mê hoặc bởi các câu chuyện và cảm thấy có một sự kết nối với nhà hàng của bạn.
Các con số cũng nói lên điều tương tự. Trong một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Headstream, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 79% số người được hỏi muốn nghe những câu chuyện của các thương hiệu và một con số khổng lồ người tiêu dùng 55% trả lời rằng họ sẽ mua hàng nếu họ thực sự thích câu chuyện đó.
Nó thực sự có ảnh hưởng đến các khách hàng, không phải chỉ về việc mua một chiếc bánh sandwich phô mai nướng mà là việc ủng hộ các ý tưởng của những chủ sở hữu của thương hiệu theo đuổi giấc mơ và đạt được thành công.
Làm thế nào để bạn xác định được câu chuyện thương hiệu của mình ?
Mỗi câu chuyện thương hiệu đều khác biệt, hãy tự xác định câu chuyện riêng cho mình bằng việc trả lời các gợi ý sau:
Bắt đầu từ khởi đầu của bạn: Tại sao bạn lại quyết định bắt đầu nhà hàng của mình? Bạn hay đối tác của mình đã làm gì trước khi bắt đầu mở nhà hàng? Bạn đã từng đạt được thành công hay thất bại gì trước đây? (Hãy nhớ rằng thất bại là sự nhân văn. Tất cả chúng ta đều có thể mắc phải thất bại nhưng không có gì phải xấu hổ về điều đó, đó là một phần của câu chuyện).
Niềm đam mê của bạn dành cho công việc: Tại sao bạn lại bắt đầu sự nghiệp của mình? Điều gì đã thúc đẩy bạn? Mục tiêu của bạn là gì? Làm thế nào để bạn biến mục tiêu ban đầu của mình thành một thứ gì đó lớn lao hơn? Thứ gì khiến bạn tiếp tục tiến lên?
Nói về những người khác: Ai đã giúp bạn bắt đầu? Ai là người đã tin tưởng bạn? Bạn muốn mang đến điều gì cho khách hàng của mình? Bạn muốn mang đến cho nhân viên của bạn những gì?
Đâu là nơi bạn có thể kể câu chuyện của mình?
Khi đã có được câu chuyện hoàn chỉnh, bạn nên đưa nó lên đâu? Fecabook, twitter hay báo chí….?
Một khi bạn đã trả lời được các câu hỏi trên và đã tạo ra câu chuyện riêng của mình. Đó là thời điểm để bạn kể câu chuyện của mình cho tất cả mọi người và đạt được hiệu quả của mình mong muốn. Dưới đây là một số cách để bạn thực hiện điều này.
Trang web của nhà hàng: Bạn nên đưa câu chuyện lên trang web của mình để mọi người cùng đọc. Khi các khách hàng mới vào trang web để tìm thực đơn câu chuyện của bạn có thể biến họ trở thành các khách quen.
Video: Đây cũng là một cách hay để viết nên câu chuyện thương hiệu của bạn, một câu chuyện sống động về nhà hàng của bạn. Câu chuyện của bạn, giọng nói của bạn, những người cùng làm việc và ảnh hưởng của bạn, video là một cách tiếp cận mạnh mẽ và hấp dẫn.
Lan truyền: Khi bạn đã có câu chuyện hoàn chỉnh của mình bằng văn bản hoặc video hãy gửi nó tới các ấn phẩm về nhà hàng, các blogger ẩm thực, các phương tiện truyền thông xã hội…những nơi quan tâm đến câu chuyện của bạn.
Phương tiện truyền thông xã hội: Chia sẻ câu chuyện trên các phương tiện truyền thông xã hội là một cách tốt để phản ánh giá trị của nhà hàng. Ví dụ, nếu nhà hàng của bạn đang chạy một sự kiện từ thiện và bạn đang thúc đẩy nó trên tài khoản Facebook và Twitter của nhà hàng, bạn có thể liên kết nó với câu chuyện thương hiệu của bạn.
Cuối cùng, câu chuyện thương hiệu của bạn nên là cốt lõi trong tất cả các nỗ lực tiếp thị của nhà hàng trong tương lai.
Leave a Reply